K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 8 2017

1. Đọc bài "Đàn ngan mới nở" em thấy: Tác giả đã tập trung quan sát để miêu tả các bộ phận chủ yếu sau đây: + Về hình dáng: mới nở và to hơn cái trứng một tí.

+ Về bộ lông: vàng óng

+ Về đôi mắt: chỉ bằng hột cườm đen nhánh hạt huyền long lanh.

+ Về cái mỏ: màu nhung hươu to bằng ngón tay đứa bé mới đẻ.

+ Về cái đầu: nhỏ xinh xinh + Về hai cái chân: lủn chủn màu đỏ hồng.

2. Những câu miêu tả đặc sắc:

- "Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới guồng"

- "Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ".

 

- "Một cái mỏ màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước".

- "Cái đầu xinh xinh vàng nuột và ở dưới bụng, lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng".

7 tháng 3 2017

1. Đọc bài "Đàn ngan mới nở" em thấy: Tác giả đã tập trung quan sát để miêu tả các bộ phận chủ yếu sau đây: + Về hình dáng: mới nở và to hơn cái trứng một tí.

+ Về bộ lông: vàng óng

+ Về đôi mắt: chỉ bằng hột cườm đen nhánh hạt huyền long lanh.

+ Về cái mỏ: màu nhung hươu to bằng ngón tay đứa bé mới đẻ.

+ Về cái đầu: nhỏ xinh xinh + Về hai cái chân: lủn chủn màu đỏ hồng.

2. Những câu miêu tả đặc sắc:

- "Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới guồng"

- "Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ".

- "Một cái mỏ màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước".

- "Cái đầu xinh xinh vàng nuột và ở dưới bụng, lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng".

Đọc bài văn miêu tả đàn ngan mới nở. Gạch dưới những từ chỉ bộ phận của ngan được tác giả quan sát và miêu tả :Đàn ngan mới nởNhững con ngan nhỏ mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một tí.   Chúng có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới guồng. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt...
Đọc tiếp

Đọc bài văn miêu tả đàn ngan mới nở. Gạch dưới những từ chỉ bộ phận của ngan được tác giả quan sát và miêu tả :

Đàn ngan mới nở

Những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một tí.

   Chúng có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới guồng. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ. Một cái mỏ màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng, lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng.

 

Ghi lại những câu miêu tả mà em cho là hay :

1
5 tháng 9 2017

- Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào củng long lanh, đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ.

- Một cái mỏ màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước.

Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn. Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây Sầu riêng     Bãi ngô     Cây gạo     b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác...
Đọc tiếp

Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn.

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng    
Bãi ngô    
Cây gạo    

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác(mắt):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Khứu giác(mũi):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Vị giác(lưỡi):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Thính giác(tai):

+ (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì ?

d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể ?

e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể ?

1
29 tháng 6 2018

a)

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng x  
Bãi ngô   x
Cây gạo   x

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác(mắt):

     + (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng

     + (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc

     + (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá

- Khứu giác(mũi):

+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng

- Vị giác(lưỡi):

     + (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng

- Thính giác(tai):

     + (Bãi ngô): tiếng tu hú

     + (Cây gạo): tiếng chim hót

 

c)

Bài “sầu riêng”

- So sánh :

     + Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.

     + Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

Bài “Bãi ngô ”

- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.

     + Búp nhu kết bằng nhung và phấn.

     + Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

- Nhân hóa :

     + Búp ngô non núp trong cuống lá.

     + Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

Bài “Cây gạo”

- So sánh

     + Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.

     + Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

- Nhân hóa :

     + Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.

- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.

     + Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.

* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.

Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.

d)

Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.

e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

13 tháng 4 2022

Theo mình nghĩ là dễ thương nảy,rồi nhỏ bé,nói chung là còn rất nhiều từ ngữ khác để miêu tả các bộ phận của một con vật.

6 tháng 1 2018

Con vật em chọn để quan sát, miêu tả : con mèo.

Các bộ phận Những đặc điểm chính (từ ngữ miêu tả)
- thân hình - lớn hơn con chuột một chút
- màu lông - màu xám nâu sầm
- đuôi - to sù nhu bông, uốn cong cong duyên dáng
- mõm - tròn, xinh xắn
- ria mép - dài
- hai tai - nhỏ xíu như tai chuột
- mắt - đen, tròn như mắt thỏ
- chân - hai chân trước bé hơn hai chân sau, nhỏ xíu, xinh xắn
30 tháng 4 2018

a. – Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo màu sắc của trời và mây.

- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau ( khi bầu trời xanh thẳm / khi bầu trời rải mây trắng nhạt / khi bầu trời âm u mây mưa / khi bầu trời ầm ầm giông gió).

- Khi quan sát sự thay đổi màu sắc của biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người, biển như con người – cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

b. – Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày : suốt ngày, tù lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.

- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác – bằng mắt : để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày : buổi sáng – phơn phớt màu đào ; giữa trưa – hóa thanh dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt ; về chiều – biến thành một con suối lửa.

- Tác dụng của những liên tưởng trên : giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt Trời này ; làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.

28 tháng 2 2018

a)

Mây

- Những đảm mây lớn và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.

Gió

- Thổi giật, mát lạnh, mang theo hơi nước.

- Khi mưa xuống: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.

b)

Tiếng mưa

- Lúc đầu: lẹt đẹt ... lẹt đẹt, lách tách

- Về sau: mưa ù, xuống rào rào, rầm rập, đồm độp, đập bùng bùng, đổ ồ ồ.

Hạt mưa

- Những giọt nước lăn xuống mái hiên; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây.

- Hạt mưa : ngã, bay, tỏa bụi nước trắng xóa.

c)

Trong mưa

- Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.

     + Con gà trống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.

+ Vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm, tiếng sấm của mưa đầu mùa.

Sau cơn mưa

- Trời rạng dần.

     + Chim chào mào hót râm ran.

     + Phía đông một mảng trời trong vắt.

     + Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.

d)

- Bằng mắt (thị giác) : thấy những đám mây biến đổi, thấy mưa rơi, thấy bầu trời đổi thay; thấy cây cỏ, con vật trong cơn mưa, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn xối xả, khi ngớt mưa.

- Bằng tai nghe (thính giác): nghe được tiếng gió thổi; mưa và biết được nó biến đổi như thế nào, tiếng sấm, tiếng chim chào mào hót.

- Bằng cảm nhận của da (xúc giác): cảm thấy sự mát lạnh của gió nhuốm hơi nước trước cơn mưa.

- Bằng mũi ngửi (khứu giác): biết được mùi nồng ngại ngái; xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa.

20 tháng 10 2021

ơ, gì đó

SÔNG NƯỚC CÀ MAUBài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, emhãy tìm bố cục của bài văn.Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việcquan sát và miêu tả?Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhậnqua những giác quan nào?Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn...
Đọc tiếp

SÔNG NƯỚC CÀ MAU

Bài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, em
hãy tìm bố cục của bài văn.
Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc
quan sát và miêu tả?
Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhận
qua những giác quan nào?
Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua… sương mù và khói sóng ban
mai.”
a) Tìm chi tiết nói về sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.
b) Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa
Lớn, xuôi về Năm Căn.” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con
thuyền? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế của tác giả trong cách dùng từ ở câu
văn này.
c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét cách
miêu tả màu sắc của tác giả.
Bài 5: Tìm chi tiết nói về sự tấp nập, đông vui, trù phú của chợ Năm Căn.
Bài 6: Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc?
Bài 7: Chọn và phân tích tác dụng của một hình ảnh so sánh mà em cho là đặc sắc trong
văn bản.

0
10 tháng 7 2019
Sự vật Lời miêu tả Giác quan
cây sòi cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ Thị giác (bằng mắt)
cây cơm nguội lá màu vàng rực rỡ, rập rình lay động như những đốm lửa vàng đỏ bập bùng cháy. Thị giác (bằng mắt)
lạch nước nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục. Thính giác (bằng tai), thị giác (bằng mắt)